Alo Nhà Đất Vàng – Một nghiên cứu cho thấy những người sống ở tầng cao hơn không chỉ có sức khỏe tốt mà còn sống thọ hơn. Tuy vậy sống trong các tòa nhà cao tầng cũng có những bất lợi nhất định. Những sự cố tai nạn ngoài ý muốn ở các tầng cao thường xảy ra nhiều hơn so với tầng thấp, hậu quả cũng nghiêm trọng hơn.
Những người sống từ tầng 8 trở lên có tỷ lệ chết sớm thấp hơn 22% so với người tầng dưới, trong đó tỷ lệ chết vì bệnh phổi ít hơn 40%, bệnh tim mạch giảm 35%, theo một nghiên cứu của Thụy Sỹ.
Theo Health Sina, mối quan hệ giữa tuổi thọ và sức khỏe của người sống trong những căn hộ chung cư cao tầng ở thành phố lớn luôn là chủ đề được nhiều người quan tâm. Gần đây, một nghiên cứu của các nhà khoa học Đại học Bern, Thụy Sĩ, cho thấy những người sống ở tầng cao hơn không chỉ có sức khỏe tốt mà còn sống thọ hơn.
Nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát trên 1,5 triệu người sống ở các chung cư cao tầng. Kết quả cho thấy những cư dân sống từ tầng thứ 8 trở lên có tỷ lệ chết sớm thấp hơn người tầng dưới đến 22%. Trong đó, tỷ lệ chết vì bệnh phổi thấp hơn 40%, bệnh tim mạch thấp hơn 35%. Nguyên nhân tử vong của các cư dân tầng dưới chủ yếu liên quan đến bệnh tim và bệnh phổi.
Các nhà nghiên cứu tin rằng so với những người sống ở tầng thấp bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí cùng tiếng ồn giao thông có hại cho sức khỏe và tuổi thọ. Không gian dưới thấp cũng dễ ẩm ướt và có tầm nhìn thị giác hẹp hơn. Thêm vào đó những người sống ở tầng cao siêng năng có cơ hội đi bộ lên xuống cầu thang và vận động nhiều hơn nên giảm nguy cơ bệnh tim.
Theo các chuyên gia: “Cứ leo một tầng lầu sẽ tăng 4 giây tuổi thọ”. Leo lầu là môn thể thao hiệu quả mà không tốn phí. Mỗi 10 phút leo lầu sẽ tiêu thụ 220 calo, hơn gấp 4 lần đi bộ.
Có rất nhiều lợi thế khi sống trong khu dân cư cao tầng. Ví dụ, tầm nhìn tốt, có thể phóng tầm mắt đến các ngọn đồi xa. Những ngày nghỉ bạn có thể đứng trên cửa sổ hoặc ban công nhìn ra toàn cảnh thành phố, hóng gió hiu hiu mang lại tâm trạng tốt.
Từ tầng 8 trở lên cũng có cơ hội đón ánh sáng tốt, tia mặt trời có thể tràn vào nhiều ngõ ngách trong nhà, thời gian tiếp xúc ánh nắng mặt trời dài hơn so với tầng 7.
Ngoài ra hiệu quả thông gió cũng tốt hơn, tốc độ lưu thông không khí trong phòng nhanh, mùa hè tương đối ít ruồi muỗi và côn trùng. Nhờ đó cuộc sống yên tĩnh, thoải mái và ít bụi.
Tuy vậy sống trong các tòa nhà cao tầng cũng có những bất lợi nhất định.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng khi ở tầng cao:
Đối với hầu hết tâm lý của người Việt Nam thì thường mọi người thích ở tầng thấp có lẽ vì quen với ở nhà riêng 1, 2, 3 tầng. Nhưng ở nước ngoài thì mọi người lại có tâm lý thích ở tầng cao hơn có lẽ vì theo quan niệm đã ở chung cư thì phải ở tầng cao còn nếu ở tầng thấp thì thà ở nhà mặt đất còn hơn.
Xét về ô nhiễm tiếng ồn: Bạn ở càng cao mức độ ô nhiễm tiếng ồn càng giảm, giúp bạn có thể tập trung tối đa để làm việc cũng như học tập. Tinh thần không bị phân tán bởi tiếng động xung quanh.
Xét về độ trong lành của không khí: Người dân ở tầng càng cao thì càng chịu ít bụi và đỡ mắc bệnh đường hô hấp hơn. Một số chung cư gần sông bẩn, bãi rác thì càng lên cao càng đỡ mùi hơn, càng đỡ mắc bệnh vì ô nhiễm không khí hơn. Khói xe là CO2, khối lượng phân tử lớn hơn khối lượng phân tử không khí (không khí chủ yếu là Nitơ) nên ở càng cao thì càng đỡ phải hít khí CO2 hơn, không khí càng trong lành. Ở càng cao thì môi trường sống càng tốt, chất lượng cuộc sống càng cao.
Xét về View nhìn: Ở càng cao thì view càng xa, càng dễ ngắm nhìn thành phố nhất là vào buổi tối hoặc khi bắn pháo hoa còn gì tuyệt vời bằng việc ngắm nhìn thành phố với người mình yêu thương.
Xét về côn trùng: Ở càng cao thì càng đỡ lo côn trùng hơn, càng đỡ lo bệnh sốt rét hoặc sốt xuất huyết.
Nếu hỏa hoạn: Tất cả các nhà chung cư buộc phải có thang thoát hiểm cách lửa ( lối thoát hiểm này chính là lối thang bộ và có cửa thép ngăn lửa từ hành làng vào đường thoát hiểm). Ít nhất 1 tầng chung cư cũng có 1-2 bình xịt cứu hỏa. Thế nên khi ở chung cư đủ tiêu chuẩn thì tương đối là an toàn vì ngoài việc có bình cứu hỏa dập tắt lửa 1 phần, bạn có thể chạy lối thang bộ (đã được cách lửa) xuống tầng 1 an toàn. Do vậy ở tầng thấp xuống nhanh hơn.
Xét về sóng điện thoại: Tầng càng cao càng đỡ mất sóng hơn (càng cao sóng càng mạnh hơn) vì ít bị nhà, tường bê tông che mất. Nếu các bạn xuống đến tầng hầm thì nhiều nơi mất sóng luôn.
Xét về gió: Tầng càng cao, càng nhiều gió. Như vậy buổi tối mùa hè sẽ mát hơn sơ với tầng dưới khi mở cửa. Mùa đông sợ lạnh thì đóng kín cửa thì cũng như tầng dưới.
Xét về thời gian chờ đợi thang máy để xuống đến đất: Thời gian chạy thang máy xuống thì phụ thuộc vào thời điểm lúc mình bấm thang máy. Nếu thời điểm mình bấm thang máy mà thang máy đang ở ngay tầng mình hoặc tầng trên mình thì là nhanh hơn so với tầng cao. Nếu thời điểm mình bấm thang máy mà thang máy đang ở tầng 1 và mấy người tầng trên cũng bấm thì thang máy phải chạy lên rồi mới xuống, như vậy thời gian xuống đất của tầng thấp cũng bằng tầng trên. Thường thì tầng càng thấp có xác suất mất ít thời gian hơn để xuống đến đất.
Về giá: Ở nước ngoài tầng cao thường giá cao hơn so với tầng trung và tầng thấp. Tuy nhiên đối với tâm lý người dân Việt Nam lại thích ở tầng thấp hoặc tầng trung hơn do vậy giá tầng cao sẽ rẻ hơn tầng thấp nên sẽ tiết kiệm được một số tiền kha khá mà bạn có thể sắm một phần nội thất tương đối đẹp cho căn hộ của mình.